HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Phone: 0974.691.866
  • trang-thai-skype-1 Kinh doanh 1 0974.691.866
  • trang-thai-skype2 Kinh doanh 2 0974.691.866
  • trang-thai-skype2 Kinh doanh 3 0974.691.866
  • trang-thai-skype2 Kinh doanh 4 0974.691.866
  • trang-thai-skype2 Kinh doanh 4 0974.691.866
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
0974.691.866
  • trang-thai-skype6 chăm sóc khách hàng 0974.691.866
  • trang-thai-skype6 kt bảo hành 0974.691.866

Tin tức

Máy bộ đàm phương tiện không thể thiếu khi đi phượt

Ngày nay phong trào du lịch bụi hay còn gọi là phượt của giới trẻ đang tăng cao, chỉ với một chiếc xe máy cùng đồ dùng cá nhân và không mất quá nhiều tiền là bạn đã có một chuyến du lịch khám phá các vùng miền thực sự thú vị và hấp dẫn, nhưng với một đoàn người vài chục người và đều di chuyển bằng xe máy khi di chuyển trên đường để có thể hỗ trợ nhau trong quá trình di chuyển khi gặp chướng ngại vật hay gặp sự cố không lường trước thì điều cần thiết với mỗi thành viên của đoàn đó là máy bộ đàm.

may bo dam dân dụng thông thường hỗ trợ 22 kênh liên lạc, trong đó chia ra 15 kênh GMRS, 7 kênh FRS(Family & General). Dải tần UHF/FM 462.5500-467.7125 MHz.

Các kênh từ 1 -> 7 có tầm phát sóng tối đa 6 dặm, kênh 8-14 tối đa 2 dặm, kênh 15-22 tối đa 6 dặm.
Một số máy bộ đàm khi hoạt động với các kênh tầm xa như 1-7, 15-22 lại có chế độ năng lượng cao và năng lượng thấp. Mục đích của việc này là tiết kiệm pin cho bộ đàm tùy theo người sử dụng.
Ngoài ra, các máy bộ đàm còn có thể đặt khóa khiến cuộc gọi trở nên “bảo mật” hơn.

Cách gọi và nghe của bộ đàm thì chỉ đơn giản như sau:

Khi cần gọi, ấn và giữ nút gọi, khi đó máy bộ đàm chuyển sang trạng thái truyền tín hiệu, nói vào micro tín hiệu sẽ được truyền đi trên kênh đã chọn. Tất cả các máy cùng kênh, nằm trong khu vực phát sóng sẽ nhận được nội dung gọi. Khi máy truyền tín hiệu thì không thể nhận tín hiệu được, điều đó có nghĩa mỗi lúc chỉ nên có 1 máy gọi và các máy khác nghe nếu không muốn mất thông tin.

Vì các đặc điểm kỹ thuật của máy bộ đàm như vậy nên người ta hình thành ra các cách thức sử dụng như sau:

1. Quy định mã hiệu:
Đặt sẵn mã dành cho từng máy để phân biệt trên kênh bộ đàm, ví dụ: số 1, số 2, số 3, hoặc thuonghien04, dummy, dulichmoto v.v.
Ngoài ra có thể đặt một số tiếng lóng dùng chỉ các trường hợp đặc biệt(hugo chẳng hạn)

2. Quy định kênh liên lạc thông thường, kênh thay thế và kênh khẩn cấp.
Ví dụ: kênh 22 là kênh thông thường, kênh 8 là kênh thay thế(giả sử đi vào vùng có nhiễu trên kênh 22, các thành viên tự biết chuyển sang kênh 8, kênh này có phạm vi hoạt động hẹp hơn vì vậy chúng ta sẽ không xâm phạm vào đối tượng đang dùng kênh 22 ở một phạm vi rộng hơn), kênh 20 là kênh khẩn cấp.

3. Ra hiệu lệnh, thông báo:
Ví dụ trước mặt có chướng ngại vật, trưởng đoàn gọi qua bộ đàm “số 1 đây, phía trước có chướng ngại vật”, lần lượt các thành viên khác nhận được tín hiệu phải trả lời “số 2 nghe rõ”, “số 3 nghe rõ” … trưởng đoàn sẽ biết thành viên nào chưa nhận được tín hiệu để nhắc lại: “số 1 gọi số 4 nghe rõ trả lời”.
Áp dụng tương tự khi 1 thành viên cần gọi cả đoàn(thủng lốp, hết xăng v.v.)

4. Cập nhật vị trí:
Khi trưởng đoàn cảm thấy đoàn có thể bị tách rời, muốn chắc chắn rằng tất cả các thành viên đang nằm trong phạm vi liên lạc, gọi: “số 1 gọi đoàn, nghe rõ trả lời”
các thành viên nghe được tín hiệu này sẽ trả lời lần lượt để xác nhận.

5. Trung chuyển tín hiệu:
Tùy theo điều kiện địa hình, khi đoàn đang di chuyển có thể bị tách rời ra làm nhiều đoạn, khi đó người đi cuối cùng không liên lạc được cùng người dẫn đầu, người đi cuối cùng gọi: “số 9 gọi đoàn, nghe rõ trả lời”, sau đó chọn người có số thấp nhất(gần phía đầu đoàn nhất) để trung chuyển: “số 9 gọi số 4, yêu cầu số 1 dừng lại chờ”. Người số 4 chuyển tín hiệu này cho số 1: “số 4 gọi số 1, yêu cầu dừng lại”.

Một số lưu ý khi dùng bộ đàm:
Không nên sử dụng nhiều trong thời tiết giông bão.
Khi có tín hiệu lạ lọt vào kênh đang sử dụng, chuyển kênh dự phòng ngay(ví dụ bộ đàm taxi, quân sự, các nhóm khác).
Sử dụng các kênh tầm ngắn khi có thể, khi dùng kênh tầm xa, nếu chỉ dùng nhận tín hiệu nên chuyển sang chế độ năng lượng thấp(nhớ chuyển qua chế độ năng lượng cao khi truyền tín hiệu).

Bắt buộc
Việc xác nhận tín hiệu là một đòi hỏi thiết yếu khi dùng bộ đàm. Khi nghe thấy tín hiệu gọi đoàn phải có trách nhiệm trả lời, trừ khi tín hiệu là dành cho 1 đối tượng cụ thể nào đó. Có thể xác nhận theo kiểu VN: nghe rõ, hoặc Copy, Roger, Affirmative.