Tin tức
Hướng dẫn nhân viên bảo vệ sử dụng bộ đàm
Bộ đàm vẫn được sử dụng như là phương tiện liên lạc chủ yếu trong các tổ chức chính phủ / phi chính phủ, các trạm cứu hỏa, sân bay, trạm xe lửa / xe buýt, vận chuyển, trạm cảnh sát.Và bộ đàm được coi là hiệu quả nhất về chi phí, sự phù hợp và thuận tiện nhất nếu so với các thiết bị liên lạc khác như điện thoại di động, điện thoại vệ tinh… bởi vì nó truyền tín hiệu trực tiếp từ bộ đàm phát tới các bộ đàm khác.
Có hai loại sóng vô tuyến được sử dụng cho bộ đàm:
Radio VHF: Các bộ đàm sử dụng sóng tần số rất cao, loại này được sử dụng để liên lạc giữa các khoảng cách ngắn. Một định nghĩa chung là các loại này là họat động theo phương pháp “trực tiếp”, có nghĩa là các bộ đàm phát hầu như phải nhìn thấy bộ đàm nhận và không được có vật cản nào ở giữa chẳng hạn như nhà cao tầng, núi…
HF Radio: Các bộ đàm này truyền tín hiệu trên một tần số cao và và trong khoảng cách rộng lớn hơn và thậm chí có thể giao tiếp với các bộ đàm khác ở cách hàng trăm km.
Trong bài này chúng tôi sẽ thảo luận về việc sử dụng đúng cách các bộ đàm, đặc biệt là bộ đàm VHF.
1. Hiểu và làm quen với các nghi thức giao tiếp bằng bộ đàm.
Sử dụng các bộ đàm để liên lạc thì không giống như nói chuyện trên điện thoại, nó là loại truyền thông hai chiều, có nghĩa là bạn không thể nói chuyện và lắng nghe cùng một lúc hoặc nói xen vào khi người khác đang nói. Không bao giờ xen ngang vào nếu bạn nghe thấy một người khác nói trên sóng. Kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cuộc trò chuyện của họ kết thúc, trừ khi nó là một trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp này bạn phải thông báo cho các bên khác là bạn có một tin nhắn khẩn cấp. Không trả lời các cuộc gọi của người khác nếu bạn không chắc chắn nó là dành cho bạn. Không bao giờ truyền các thông tin nhạy cảm, bí mật, thông tin tài chính … trên sóng bộ đàm, bởi vì nó có thể bị nghe thấy bởi bất cứ ai có cùng tần số sóng.
2. Luôn luôn thực hiện kiểm tra tình trạng của bộ đàm và đảm bảo rằng các bộ đàm ở trong điều kiện làm việc tốt.
Đảm bảo rằng pin đã được sạc và bộ đàm đang mở. Giữ cho âm thanh vừa đủ nghe, để có thể nghe bất kỳ cuộc gọi nào và thỉnh thoảng liên lạc với các máy bộ đàm khác để đảm bảo mọi bộ đàm đều hoạt động tốt.
3. Ghi nhớ những dấu hiệu cuộc gọi, địa điểm của người khác và các trạm nơi mà bạn có liên lạc.
Trong giao tiếp bộ đàm, bạn không được xưng hô bằng tên của bạn. Mọi bảo vệ có mã quy ước riêng, và phải sử dụng mã đó để liên lạc. Chú ý, nếu bạn nghe thấy bất kỳ mã cuộc gọi trái phép hoặc không biết, mà đang liên lạc trên sóng, thì phải báo cáo ngay lập tức đến cấp trên quản lý của bạn.
Các tin khác
- Sử dụng bộ đàm phù hợp nhu cầu hiện nay
- Cách nhận biết bộ đàm chính hãng chất lượng tốt
- Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bộ đàm
- Địa chỉ đăng ký tần số sóng bộ đàm trên toàn quốc
- Bán bộ đàm tại Ninh Bình, Bắc Giang Bắc Ninh
- Trung tâm bảo hành máy bộ đàm Motorola
- Bộ đàm cầm tay hai chiều, Bộ đàm chính hãng
- Hướng dẫn tự kiểm tra hàng thật hay giả